Cờ tướng Việt Nam: Chưa có liên đoàn, đã nhận đăng cai giải châu lục

Chuyện nghịch lý này xảy ra với cờ tướng Việt Nam khi tổ chức quản lý vẫn còn phải chờ Bộ Nội vụ cấp phép ra mắt nhưng đã hoạt động rất mạnh tay, nhận đăng cai cả giải trẻ châu lục.
Tháng 9-2017, nhân Giải Vô địch game co tuong châu Á diễn ra tại Campuchia, một số cá nhân trong thành phần Ban Vận động thành lập Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam (được thành lập theo Quyết định do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Lê Khánh Hải ký ban hành) đã có những cuộc tiếp xúc với các quan chức Liên đoàn Cờ tướng châu Á. Kết quả là trong Công bố số 39, Liên đoàn Cờ tướng châu Á đã "ủy nhiệm Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam đăng cai Giải Vô địch Thanh thiếu niên châu Á mở rộng lần I - 2018".
Cờ tướng Việt Nam: Chưa có liên đoàn, đã nhận đăng cai giải châu lục - Ảnh 1.
Văn bản ủy nhiệm Việt Nam đăng cai (dòng 5) dù chưa có ý kiến của Bộ VH-TT-DL Việt Nam
Nhiều người hâm mộ trong nước hoan hỉ với thông tin đăng cai giải đấu này vì đây chính là cơ hội để cờ tướng trẻ Việt Nam có cơ hội học hỏi, cọ xát với các cao thủ trong khu vực nhằm nâng cao trình độ. Tuy nhiên, với những ai am hiểu, câu chuyện không đơn giản như bản công bố của Liên đoàn Cờ tướng châu Á. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 16-1, Trưởng Bộ môn cờ Nguyễn Minh Thắng cho biết lịch thi đấu năm 2018 của bộ môn do Tổng cục TDTT ban hành hoàn toàn không có bất cứ giải quốc tế chính thức nào của cả cờ vua, cờ tướng hoặc cờ vây.
Khi được cung cấp những thông tin về việc Liên đoàn Cờ tướng châu Á ủy nhiệm đăng cai giải trẻ châu lục, ông Thắng khẳng định "ai làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm"! Theo ông, Ban Vận động thành lập Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam chỉ có chức năng mời gọi, giới thiệu nhân sự cho bộ khung lãnh đạo Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam và những công việc liên quan đến việc ra mắt tổ chức mới này, hoàn toàn không được phép đề xuất với các tổ chức quốc tế để tổ chức giải tại Việt Nam.
Ông Thắng nhắc đến quy trình vận động đăng cai bao gồm địa phương có ý định đăng cai giải gửi đề xuất lên liên đoàn, bộ môn, Tổng cục TDTT và cơ quan chủ quản Bộ VH-TT-DL. Trên cơ sở đề nghị tiếp theo của Tổng cục TDTT, bộ sẽ xin ý kiến của Chính phủ để có được sự đồng thuận từ các bộ, ngành liên quan như Ngoại giao, Công an, Y tế, Hải quan… trước khi chỉ đạo cho Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam đề đạt ý kiến lên các tổ chức quốc tế.
Sau những nỗ lực xin tách khỏi Liên đoàn Cờ Việt Nam (hiện chỉ còn quản lý cờ vua, cờ vây), cờ tướng suốt hơn nửa năm qua vẫn loay hoay với việc định hình cơ cấu quản lý, quy chế hoạt động và đến thời điểm này vẫn chưa được Bộ Nội vụ cấp phép tổ chức đại hội đại biểu thành lập liên đoàn. Thế nhưng, tháng 10-2017, Ban Vận động thành lập Liên đoàn game co tuong Việt Nam vẫn cử một đoàn đại biểu hùng hậu tham quan TP Hình Dương (Hà Nam, Trung Quốc). Thị trưởng thành phố này là ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Cờ tướng châu Á và có ý định đăng cai sự kiện mừng 40 năm thành lập Liên đoàn Cờ tướng châu Á vào năm 2018 nên ngỏ ý mời các đoàn quốc tế đến thăm. Danh sách mời từ cấp tổng thư ký liên đoàn cờ quốc gia trở lên nhưng đoàn Việt Nam vẫn cử cả người phụ trách truyền thông, phóng viên chính thức (dự kiến)… tham gia, không rõ kinh phí được trích từ đâu!
Liên đoàn chưa được thành lập nhưng vẫn đề xuất đăng cai giải quốc tế không có ý kiến từ cấp chủ quản, cơ cấu nhân sự liên đoàn mới dừng ở mức dự kiến nhưng đã có người được bầu vào Ban Thường vụ Liên đoàn Cờ tướng châu Á khóa 20. Nhân vật này không có chức danh gì ở Tổng cục TDTT hay Bộ môn cờ mà chỉ là người thân của ứng viên cho chức vụ phó chủ tịch tương lai của Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam.
Khó tin nhưng đây là sự thật xung quanh những lùm xùm của việc hình thành Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam.

No comments:

Powered by Blogger.